In chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt đang là kỹ thuật in được nhiều xưởng may ứng dụng vào dịch vụ in ấn đồng phục. Đây là một trong những phương pháp in hiện đại, mang lại kết quả hình in chất lượng với năng suất vận hành cao. Vậy in chuyển nhiệt là gì? Quy trình in chuyển nhiệt lên áo sáng màu và tối màu như thế nào? Cùng Điện Máy Hoki tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật in chuyển nhiệt trong bài viết sau.

In chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt – Thermal transfer Printer là phương pháp in đồng phục kỹ thuật số dựa trên tác dụng nhiệt phản ứng với lớp phủ ribbon để in nhanh văn bản, họa tiết hoặc hình in mong muốn vào chất liệu cần in. Kỹ thuật này lần đầu được đưa vào sử dụng ở Nhật Bản vào năm 1982 do tập đoàn SATO phát minh thành công chiếc máy in SATO M-2311.

In chuyển nhiệt nằm trong 3 công nghệ in hiện đại nhất đến thời điểm hiện đại gồm: In nhiệt, in thăng hoa và chuyển sáp nhiệt. Phương pháp in chuyển nhiệt cho ra hình in có độ phân giải cao mà không cần sử dụng độ mực lỏng. So với các loại máy in khác, thiết bị in nhiệt có mức độ thân thiện với môi trường hơn.

in chuyen nhiet la gi

Lịch sử in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt được giới thiệu bởi John Sadler và Guy Green vào những năm 1750. Kỹ thuật này lần đầu tiên được phát triển để trang trí gốm sứ. Sau đó, in chuyển nhiệt được sử dụng phổ biến hơn và nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia khác của Châu Âu.

Trước đó, quá trình in bao gồm một tấm kim loại được khắc các yếu tố trang trí. Tấm kim loại sẽ được phủ mực và ép hoặc lăn trên gốm. Quá trình in diễn ra chậm và đơn giản hơn, nhưng nó vẫn nhanh hơn nhiều so với vẽ tay trực tiếp trên gốm.

Sau đó vào cuối những năm 1982, in chuyển nhiệt hiện đại được phát minh bởi một công ty Nhật Bản tên là SATO, có trụ sở tại Hoa Kỳ như đã được giới thiệu ở phần 1.

in chuyen nhiet 4

Ưu và nhược điểm in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt là thuật ngữ phổ biến trong in ấn đồng phục và các dạng in liên quan khác. Chúng được sử dụng in lần đầu tiên lên một chất nền không dệt và sau đó chuyển sang ứng dụng in trên hàng dệt may. Giống như những kỹ thuật in ấn khác, in chuyển nhiệt cũng có những ưu – nhược điểm như sau:

Ưu điểm in chuyển nhiệt

  • Đa dạng màu sắc và thiết kế: Kỹ thuật cho phép in lên đồng phục các hình ảnh có màu sắc, họa tiết phong phú, như chữ viết, hình ảnh và hiệu ứng đặc biệt mang đến thiết kế độc đáo, kể cả các họa tiết phức tạp và gradient
  • in tốt trên nhiều chất liệu: In chuyển nhiệt có thể in trên mọi chất liệu áo thun, bao gồm cotton, polyester, và các chất liệu hỗn hợp khác, mang đến sự tiện dụng trong việc chọn áo in.
  • Độ bền hình in cao: Hoạt tiết có khả năng chống trầy xước, không bị bong tróc sau nhiều lần giặt. Hoàn toàn có thể giặt máy thường xuyên hay giặt trong môi trường tẩy rửa mạnh.
  • Tốc độ in nhanh: Ưu điểm vượt trội của in chuyển nhiệt là có thể in với số lượng lớn trong thời gian ngắn, do đó xưởng in không cần quá nhiều thời gian chuẩn bị và đợi khô như một số phương pháp in khác. Từ đó không làm ảnh hưởng đến thời gian in ấn, tăng năng suất sản phẩm. In chuyển nhiệt là lựa chọn lý tưởng cho các hình in khổ lớn, có chiều rộng lên đến 30cm, phù hợp cho các đồng phục quảng cáo, sự kiện, áo thun teambuilding, áo thun công ty…

Nhược điểm in truyền nhiệt

  • Hạn chế in trên các bề mặt vải không phẳng, dễ nhăn nhúm.
  • In chuyển nhiệt không phải là lựa chọn tốt cho các chất liệu dễ nóng chảy, đặc biệt là nilon.
  • Mặc dù không kén chất liệu vải in nhưng in chuyển nhiệt chỉ áp dụng được thêm một số vật liệu hạn chế như gỗ, gốm sứ và giấy.
  • Kỹ thuật khá khó khăn khi in trên vải có màu tối, yêu cầu tay nghề thợ in cao và có kinh nghiệm.
  • Dễ bị tác động chất lượng bởi chất liệu vải in, đặc biệt là mất màu khi vải bị kéo giãn.

Sau đây là bảng so sánh ưu và nhược điểm của phương pháp in chuyển nhiệt:

Ưu điểm  Nhược điểm
Thân thiện với môi trường và giảm lượng carbon thải ra. Không tồn tại lâu như in lưới truyền thống do giặt và sấy khô
Tạo ra các sản phẩm chất lượng cao nhờ độ phân giải cao Bạn không thể ủi áo phông đã in vì sức nóng làm hỏng hình ảnh
Tiết kiệm chi phí cho các đơn hàng nhỏ do quy trình thiết lập ngắn Có cảm giác mềm mại do mực máy in phủ trên thiết kế
Có thể sử dụng nhiều màu miễn là chúng không chồng lên nhau. Không phù hợp để in nhiều đơn vị vì chạy số lượng lớn tốn nhiều thời gian và chi phí
Tiết kiệm chi phí cho các đơn hàng nhỏ do quy trình thiết lập ngắn Không phù hợp để in nhiều đơn vị vì chạy số lượng lớn tốn nhiều thời gian và chi phí

Giay in chuyen nhiet la gi

Các phương pháp in chuyển nhiệt trên vải

Đối với kỹ thuật in chuyển nhiệt, người thợ sẽ dựa vào màu sắc của chất liệu vải in để lựa chọn phương pháp phù hợp. Bởi vì đặc tính của kỹ thuật in này, mỗi màu vải sáng, tối khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả hình in trên áo. Dưới đây là 2 phương pháp in chuyển nhiệt trên vải thun tối màu và sáng màu như sau:

In chuyển nhiệt lên vải tối màu

Như đã giới thiệu ở trên, kỹ thuật in chuyển nhiệt tương đối phức đối với nền vải tối màu. Do đó giấy in chuyển nhiệt là giấy 2 lớp màng, một mặt được trang bị lớp màng cứng và mặt còn lại phủ lớp màng cao su có khả năng chịu nhiệt tốt.

Quá trình in bắt đầu bằng việc hình in sẽ được in lên mặt có màng cao su chịu nhiệt của giấy cảm nhiệt. Sau đó, hình in sẽ được ép lên bề mặt vải của áo thun. Quá trình ép nhiệt sẽ làm cho màng cao su bám chặt vào vải và chuyển hình ảnh từ giấy sang áo thun.

Điều này giúp tạo ra một lớp in mịn, rõ nét trên áo thun tối màu. Tuy nhiên kỹ thuật in chỉ có thể sử dụng trên áo có màu đậm và cần thêm giấy 2 lớp mới có khả năng chịu nhiệt để đảm bảo thành phẩm hình in là tốt nhất.

  • In chuyển nhiệt trực tiếp lên da: Đây là kỹ thuật in chuyển nhiệt trực tiếp trên bề mặt da. Màu nền của da được in trực tiếp bằng máy in chuyển nhiệt khổ lớn, và mực in chuyển nhiệt được sử dụng để tạo hình ảnh hoặc hoa văn trên da. Tuy nhiên, kỹ thuật này có chi phí cao vì yêu cầu máy in khổ lớn và sử dụng nhiều mực in.
  • Sử dụng mực in chuyển nhiệt và lớp lót: Đối với da đen, có thể sử dụng mực in chuyển nhiệt đặc biệt và lớp lót trong suốt để tạo màu trên bề mặt da. Lớp lót giúp đảm bảo rằng màu sẽ nổi bật và không bị thấm vào da.
  • In chuyển nhiệt lên tấm phim: Kỹ thuật này cho phép in chuyển nhiệt lên da và tạo ra các kiểu in đặc biệt như màu nhũ, kim tuyến và hình ảnh có độ dày. Sử dụng tấm phim chuyển nhiệt đặc biệt để tạo hình ảnh và áp dụng phổ biến nhất trong ngành da dày.

in chuyen nhiet la gi05

In chuyển nhiệt lên vải sáng màu

Trên thực tế, việc in ấn bất kỳ màu sắc nào lên nền áo phông trắng đều đơn giản và cho ra kết quả hình ảnh rõ nét và sống động. Cộng thêm việc lựa chọn giấy in cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn so với in chuyển nhiệt trên vải tối, chỉ cần sử dụng giấy Sublimation là hoàn toàn có thể tiến hành in. Ngoài ra, việc lựa chọn chất liệu áo có thành phần PE cao sẽ giúp hình ảnh chuyển sang áo tốt hơn và có độ bền màu cao hơn.

in chuyen nhiet la gi03

Phân loại in chuyển nhiệt

Chúng tôi tạm phân loại các kiểu in chuyển nhiệt sau để khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn phương pháp in đồng phục:

  • In chuyển nhiệt trên nền trắng gốc poli: Loại vải như interlock, thun thể thao, thun mè, thun lạnh, poli thái, cá sấu mắt nhí là lựa chọn tốt nhất cho phương pháp in này.
  • In chuyển nhiệt trên vải cotton: Mặc dù vải cotton vẫn có thể in được, nhưng màu sắc thường bị lệch nhiều so với màu thiết kế. Cần xử lý hóa chất lót trước khi in để cải thiện kết quả.
  • In chuyển nhiệt trên decal: Phù hợp cho in các hình dạng nhỏ, hình được in lên tấm dán decal trước rồi dán lên áo. Các máy in chuyển nhiệt này thường tích hợp tính năng cắt laze và thường được sử dụng để in áo số (đá banh).
  • In tram: Mặc dù không phải là in chuyển nhiệt, nhưng kỹ thuật in tram cũng tạo ra hình in có độ nét trung bình và màu sắc không bền như in chuyển nhiệt.
  • In chuyển nhiệt lên tấm phim: Sử dụng tấm phim chuyển nhiệt trong suốt, loại vật liệu cao cấp cho phép in với các loại mực đặc biệt và có độ dày cho hình in. Có thể in lên các bề mặt như sứ, giày dép và cả vải tối màu, nhưng chi phí vật liệu cao.

Ứng dụng in chuyển nhiệt

  • Kỹ thuật được ứng dụng lần đầu tiên trong in mã vạch tem nhãn tại các nhà máy sản xuất của Nhật Bản.
  • Ngày nay, in chuyển nhiệt được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực in áo thun, in trên vải và các thành phần chứa hàm lượng polyester cao.
  • In ảnh lên kính, thùng sơn, nhựa…

Quy trình in chuyển nhiệt lên áo thun đồng phục

Mặc dù kỹ thuật in chuyển nhiệt trên các nền vải sáng – tối sẽ khác nhau nhưng nhìn chung, khi in chuyển nhiệt lên áo đồng phục thì cần thực hiện những bước cơ bản sau:

Bước 1: Tạo thiết kế trên máy tính

Phần mềm thiết kế đồ họa như Photoshop, Illustrator, Indesign, CorelDraw, Sketchup, Autocad sẽ được sử dụng để thiết kế nên file hình in cho chất lượng ảnh tốt nhất.

in chuyen nhiet la gi04

Bước 2: In thiết kế

Sau đó, máy in phun, in thăng hoa, in lụa hoặc mực bột màu được sử dụng để in thiết kế lên giấy chuyển nhiệt, loại giấy chuyển nhiệt có tác dụng chuyển thiết kế đã in lên áo phông.

Bước 3: Cắt xén hình ảnh đã in

Nếu cần, máy cắt vinyl sẽ được sử dụng để cắt các cạnh của hình ảnh. Bất kỳ phần nào không sử dụng sẽ được cắt bỏ.

Bước 4: Làm nóng máy ép nhiệt

Trong hầu hết các trường hợp, máy ép nhiệt phải có nhiệt độ nằm trong khoảng từ 340°F đến 365°F (171°C đến 185°C).

Bước 5: Điều chỉnh lực ép

Lực ép sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ dày của chất liệu vải in, theo nguyên tắc thông thường thì vật liệu càng dày thì áp suất càng nhẹ.

Bước 6: Cài đặt thời gian

Các phương pháp truyền nhiệt khác nhau tương ứng với thời lượng ép khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chung về thời gian cho máy ép nhiệt:

  • Chuyển Vinyl: 7–15 giây;
  • Chuyển kỹ thuật số: 10–20 giây;
  • Chuyển thăng hoa thuốc nhuộm: 25–30 giây;

Bước 7: Định vị áo thun cần in

Áo thun được đặt trên trục lăn và giấy truyền nhiệt được đặt úp lên vị trí thích hợp của áo thun.Đảm bảo rằng áo được đặt thẳng trên trục lăn trước khi in vì vị trí lệch sẽ ảnh hưởng đến vị trí của bản in. Bạn có thể ép trước áo không có hình in với áp lực nhẹ trong khoảng 2 – 3 giây để loại bỏ mọi nếp nhăn ảnh hưởng hình in.

Bước 8: Ép sản phẩm

Kiểm tra để đảm bảo thiết kế được căn giữa và ở đúng vị trí và góc trước khi nhấn. Khi hình đã vào vị trí, tay cầm được kéo xuống trên máy ép để đóng sản phẩm.

Bước 9: Tháo phim

Sau khi hoàn tất, hạ lớp ép nhiệt trên cùng xuống để bắt đầu làm nóng. Sau khi hết thời gian sử dụng, lớp trên cùng sẽ được dựng lên, tiến hành lột lớp  màng ra một cách cẩn thận do chúng vẫn còn nóng.

in chuyen nhiet la gi01

Thiết bị, máy móc sử dụng trong in chuyển nhiệt

Sự đổi mới của kỹ thuật in chuyển nhiệt ngày nay đã giúp ngành in ấn đồng phục bằng kỹ thuật số ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Những tiến bộ mới trong hệ thống in cũng góp phần mang đến chất lượng ảnh HD hơn, phạm vi lựa chọn màu sắc rộng lớn, tốc độ in và sấy khô nhanh hơn so với những kỹ thuật in khác. Theo đó, kỹ thuật in chuyển nhiệt các loại thiết bị, máy móc cần có khi in chuyển nhiệt gồm:

Giấy in chuyển nhiệt (Transfer paper)

Giấy cảm nhiệt hay giấy in nhiệt là một loại giấy chuyên dụng được tẩm chất nhạy nhiệt (bao gồm acid ctadecylphosphonic và thuốc nhuộm leuco fluoran). Khi bề mặt giấy in nóng lên, các hóa chất này bắt đầu phản ứng và chuyển màu mực cho vật liệu cần in.

Trên thị trường có rất nhiều giấy in chuyển nhiệt phục vụ cho nhu cầu in chuyển nhiệt trên vải tối và sáng màu. Tuy nhiên loại giấy in chuyển nhiệt được xưởng in lớn như Áo Thun Sài Gòn sử dụng là INKJET – Một loại giấy chuyển nhiệt kỹ thuật số được xem là cách mạng của hãng Neenah Coldenhove. Giấy Jetcol cho phép giải phóng đến 97% lượng mực, hiệu quả truyền mực tối đa này giúp xưởng tiết kiệm được chi phí vận hành đồng thời hình in có được màu sắc tươi sáng nhất. Đây được xem là một trong những ưu điểm vượt trội của giấy Inkjet so với giấy in phun thông thường.

in chuyen nhiet la gi02

Máy ép nhiệt

Mặc dù máy in chuyển nhiệt có thể in giấy, nhựa phẳng có bề mặt mịn, nhưng lại không thể in trên các loại vải có bề mặt thô ráp. Máy ép nhiệt hỗ trợ chuyển hình in từ giấy chuyển nhiệt lên các chất liệu cần in như: Gốm sứ, áo đồng phục, gạch men… Quá trình chuyển được thực hiện bằng máy ép nhiệt sẽ bám dính vĩnh viễn vào vật thể. Nếu nhiệt độ và áp suất cao có ảnh hưởng đến tính chất của vải in.

Có thể lựa chọn máy ép chuyển nhiệt 3D, máy ép cốc, máy ép phẳng, máy ép đa năng các khổ 38×38, 40×60, 60×80. Các loại máy này yêu cầu có khả năng chịu nhiệt độ cao, độ bền và độ chính xác tùy theo mục đích sử dụng.

Máy in nhiệt kỹ thuật số

Máy in được chia thành hai loại chính gồm: khổ nhỏ và khổ lớn. Định dạng nhỏ dành cho các loại máy in có chiều rộng in dưới 42 inch như máy in Epson.Trong khi định dạng khổ lớn đề cập đến các máy in có khả năng in hình ảnh rộng hơn 42 inch như Mimaki. Nói chung, in khổ nhỏ còn được gọi là in để bàn và in khổ rộng dành cho in công nghiệp. Ngoài ra còn có máy in nhiệt tại Việt Nam đa số nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc.

Mực in nhiệt

Mực không màu ở nhiệt độ thường và chuyển chuyển màu khi được nhiệt độ cao ép qua. Nhờ đặc tính này, hình in sẽ được sao chép tạm thời lên giấy (không đáng kể),  và tiếp tục chuyển lên vật liệu cần in. Lúc này màu mực in thường có độ đậm hơn so với mực nước thông thường.

in chuyen nhiet

In chuyển nhiệt và in lụa, phương pháp nào tốt hơn?

Mặc dù cả hai phương pháp đều liên quan đến việc chuyển hình ảnh hoặc mẫu lên vải. Nhưng trên thực tế, in lụa vẫn là kỹ thuật phổ biến nhất vì nó tạo ra hình in sống động, bền bỉ trên nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, in lụa lại hạn chế những hình ảnh cầu kỳ hay nhiều màu sắc lên áo như in chuyển nhiệt.

Vậy, in chuyển nhiệt và in lụa thì phương pháp in nào là tốt nhất?

Theo kinh nghiệm của các chuyên gia in ấn tại Áo Thun Sài Gòn cho rằng, nhu cầu in đồng phục sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương pháp in chuyển nhiệt hay in lụa của bạn. Nghĩa là nó còn tùy thuộc vào mong muốn của bạn, bạn muốn chiếc áo thun có hình in độ phân giải cao nhưng độ bền thấp hay áo thun chất lượng bền lâu? M

Q1: Áo thun của bạn có yêu cầu hình in phức tạp không?

Nếu vậy, hãy xem xét in chuyển nhiệt với số lượng nhỏ.

 

Q2: Hình in của bạn có yêu cầu vị trí in khác hoặc in trên nhiều loại đồng phục và chất liệu khác nhau không?

Nếu bạn không chỉ in ở ngực áo hoặc sau lưng áo, mà còn mong muốn in trên túi, tay áo, Điện Máy Hoki khuyên bạn nên lựa chọn in chuyển nhiệt. Bởi những vị trí in này có thể gây khó khăn cho việc cố định áo trên bảng in.

Trường hợp in trên các loại quần áo khác nhau hay chất liệu vải khác nhau  như 100% cotton, polyester, spandex, v.v.., thì việc thống nhất một loại đồng phục sẽ là gợi ý tối ưu cho bạn.

Q3: Bạn có yêu cầu dịch vụ in theo yêu cầu không?

Ngày nay, việc khách hàng chọn in theo yêu cầu ngày càng phổ biến. Do  đó in chuyển nhiệt sẽ là lựa chọn hay. Tuy nhiên, phương pháp truyền nhiệt có thể in nhanh một hoặc hai áo thun, nhưng in lụa sẽ nhanh hơn nếu quá trình thiết lập hoàn tất.

Kết luận

Bài viết trên của Điện Máy Hoki đã giới thiệu đến bạn kỹ thuật In chuyển nhiệt là gì, quy trình in chuyển nhiệt ra sao. Hy vọng các bạn có thể tận dụng thông tin và kinh nghiệm từ bài viết trên trong quá trình đặt may in đồng phục chất lượng.

4.8/5 - (2319 bình chọn)

Đã mua sản phẩm

Chat với chúng tôi qua Zalo